Ăn chay hay ăn mặn tốt hơn cho sức khỏe. Khi xã hội càng ngày càng phát triển, con người cũng trở nên dễ mệt mỏi và stress. Vậy là, những thực phẩm chức năng, các phương pháp thực dưỡng từ đó cũng được ra đời. Trong đó, có phương pháp ăn các thực vật và hạn chế động vật. Vậy nếu bạn chỉ ăn thuần chay (thực vật) không ăn mặn (động vật) liệu có tốt. Cùng trilieuyoga.com tìm hiểu nhé

Trước hết để biết tốt hay không, chúng ta cần phân tích nó dưới dạng các lớp cơ thể. Các bạn có thể tìm đọc lại bài phân tích cơ thể học con người để hiểu hơn về cơ thể mình nhé.

  1. Cơ thể vật chất & tinh thần

Trong suốt nhiều năm qua, người ăn chay cho rằng việc ăn động vật là không tốt cho sức khỏe. Khi chay trường, họ sẽ sống lâu hơn, sức khỏe tốt hơn. Trên thực tế, cũng có nhiều người đã trả lời kết quả ăn chay sẽ có sức khỏe tốt hơn người ăn bình thường. Nhưng thực tế, kết quả thống kê chứng minh có khác.

Chế độ ăn chay dựa trên thực phẩm nguồn gốc thực vật, các rau củ quả hạt có nhiều chất dinh dưỡng. Chế độ này cũng có ngũ cốc (tinh hoặc thô), các loại đậu có hàm dinh dưỡng sinh học thấp và cả những chất phi dinh dưỡng cao như phytate. Chế độ chay tránh các thực phẩm nội tạng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao.

Chế độ chay trường là chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Nhiều nghiêm cứu đã chỉ ra rằng, những người ăn chay thường thiếu hụt vitamin B12, caxi, sắt, kẽm, EPA và DHA, các vitamin tan trong dầu như A và D 

Ăn chay hay ăn mặn tốt hơn cho sức khỏe
Ăn chay hay ăn mặn tốt hơn cho sức khỏe

Vitamin B12

Một số nghiêm cứu thông kế 68% người ăn chay và 83% người theo chế độ chay thiếu B12 so với 5% người ăn mặn. Vitamin B12 cùng axit folate tham gia tổng hợp ADN và hồng cầu. Nó tham gia quá trình sản xuất các bao myelin thần kinh và dẫn truyền xung thần kinh. Thiếu B12 gây mệt mỏi, hôn mê, yếu người, mất trí, các vấn đề thần kinh và tâm thần thiếu máu khác. Thiếu B12 ở trẻ em là tình trạng vô cùng nguy hiểm.

Một số thực phẩm có nguồn gốc thực vật có nhiều vitamin B12 như rong biển, đậu nành lên mem, tảo spirulina, men bia brewers. Những gợi ý nhỏ cung cấp dinh dưỡng B12 nếu bạn không muốn từ bỏ ăn chay.

Canxi

Trên nghiêm cứu, lượng canxi người theo chế độ chay và ăn tạp như nhau. Nhưng người chay trường thì lại thấp hơn. Chúng ta biết rằng cơ thể không hấp thụ 100% canxi trong thực phẩm. Những thực phẩm chứa nhiều Oxalate và phytale giảm hấp thụ canxi. Vậy nên, dù ăn nhiều rau xanh có lượng canxi cao như bina, cải xoăn,… thì cũng không cung cấp nhiều canxi cho cơ thể. 

Một nghiêm cứu cho thấy, cơ thể hấp thụ canxi trong 16 phần rau bina bằng uống 1 ly sữa 200ml. Cũng có rất nhiều rau có hàm lượng canxi cao dễ hấp thụ. Nhưng chúng ta cần ăn một lượng rau lớn thì mới hấp thu đủ canxi cho cơ thể. 

Sắt

Người ăn chay và ăn tạp có lượng sắt trong cơ thể như nhau. Nhưng mức độ dạng sắt lưu trữ (ferritin) trong cơ thể thì người ăn chay sẽ thấp hơn. Đó là một dấu hiệu cảnh báo thiếu sắt, thiếu máu. Giống như can xxi, việc hấp thụ sắt cũng bị ảnh hưởng từ các thực phẩm khác.

Kẽm

Thiếu kẽm thường không thấy ở người ăn chay ở châu Âu. Nhưng tần suất tiêu thụ các thực phẩm có nhiều kẽm thì lại giảm. Điều này rất đáng báo động vì nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật có chứa chất acid phytic ức chế hấp thu kẽm. Chế độ ăn chay sẽ làm giảm hấp thu kẽm đến 35% so với chế độ ăn uống thông thường, người ăn chay cũng chỉ đáp ứng được 50% lượng kẽm cần thiết. Như vậy, ngay cả khi chế độ ăn uống đầy đủ các loại thực phẩm vẫn có thể thiếu hụt kẽm

Ăn chay hay ăn mặn tốt hơn cho sức khỏe
Ăn chay hay ăn mặn tốt hơn cho sức khỏe

EPA và DHA

Thực phẩm có nguồn gốc thực vật thường chứa omega-6 và omega-3 đều là những axít béo cần thiết. Các axít  béo này một phần cơ thể có thể tự sản xuất và một phần lấy từ thức ăn. Axít béo đóng vai trò bảo vệ và điều trị các bệnh ung thư, hen suyễn, trầm cảm, bệnh tim mạch, rối loạn tăng động giảm chú ý, các bệnh tự miễn. Acid alpha-linolenic (omega-3, ALA) từ thực vật được chuyển đổi thành EPA và DHA tỷ lệ rất thấp. Việc lấy EPA và DHA từ các thực phẩm khác là vô cùng cần thiết. Hơn nữa việc chuyển đổi ALA sang DHA còn phụ thuộc vào nồng độ kẽm, sắt và pyridoxine.  Nên khả ăn người ăn chay thiếu hụt những chất này cao hơn so với người ăn tạp.

Vitamin A và D

Vấn đề lớn nhất với chế độ ăn chay có lẽ là thiếu vitamin A và D. A và D là những vitamin tan trong dầu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cơ thể. Gần như chúng chỉ có mặt trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật. Vậy nên ý tưởng lấy đủ lượng vitamin từ rau củ trái cây là điều không khả thi. Sẽ có rau củ có chứa beeta caroten- tiền vitamin A.  Nhưng việc chuyển đổi chất này sang vitamin A trong cơ thể không hiệu quả như người thường nghĩ. Tương tự, một số thực phẩm như nấm chúa vitamin D nhưng việc hấp thu vitamin D từ nấm không được nhiều.  

Chế độ ăn chay mà khiến cho cơ thể vật chất và tinh thần bạn vẫn hoạt động bình thường tốt là điều khó. Chúng ta sẽ phải mất rất nhiều thời gian tìm hiểu thực vật có đủ chất cho cơ thể. Cách chế biến, sơ chế cũng cầu kỳ và phức tạp hơn nhiều. Trong khi đó, việc lựa chọn đa dạng thực phẩm từ động thực vật sẽ tiết kiệm dễ dàng cho người dùng hơn rất nhiều. Vừa đủ dinh dưỡng, vừa thuận tiện dễ dàng. 

  1. Cơ thể năng lượng tâm linh

Bây giờ đến cơ thể về tâm linh. Thường khi nhắc đến chế độ ăn chay, người ta nghĩ đến lời giáo huấn của Phật. Phật khuyến khích con người không sát sinh. Ngay cả đạo Thiên chúa giáo cũng khuyến khích con người hạn chế sát sinh. Trước tiên chúng ta cần hiểu sát sinh là gì? và tại sao tránh sát sinh.

Sát sinh là chủ động làm tổn hại, tổn thương đến một “sinh” nào đó. Khi thực hành tránh sát sinh, chúng ta đang thực hành năng lượng tình yêu thuần khiết. Khi chúng ta có năng lượng tình yêu thuần khiết, chúng ta sẽ biết yêu người, lan tỏa tình yêu, thế giới cũng trở nên tốt đẹp hơn khi con người hiểu và biết yêu.

Vậy sát sinh là không làm tổn hại đến cái gì. Chữ sinh trong “sát sinh” có thể hiểu là sinh vật, sinh linh. Nếu hiểu theo nghĩa sinh vật thì bao gồm cả động vật & thực vật. Nếu hiểu theo nghĩa sinh linh (có năng lượng sinh trưởng trong sự vật đó) thì cũng bao gồm cả động vật & thực vật. Khoa học đã nghiêm cứu chứng minh, thực vật cũng có cảm xúc và cảm giác như động vật. Thí nghiệm cho thấy, khi cho 2 cây xanh với cùng 1 chế độ dinh dưỡng, ánh sáng, môi trường sống như nhau. Một cây ngày nào cũng được nghe những lời nói yêu thương còn một cây chỉ bị ruồng bỏ, xúc phạm. Thì cây ngày nào cũng yêu thương thì phát triển còn cây còn lại không. Bằng chứng Long để link dưới bài viết.

Ăn chay hay ăn mặn tốt hơn cho sức khỏe
Ăn chay hay ăn mặn tốt hơn cho sức khỏe
Nếu nói giải thích như trên thì chữ sinh gồm cả động vật và thực vật. Vậy thì con người cần cấm không ăn cả thực vật & động vật chứ. Lúc đó họ sẽ chỉ được uống nước và hít thở không khí để tồn tại qua ngày thôi. Và điều đó chắc chắn sẽ tự làm tổn hại đến chính mình trước khi hiểu hay ngộ ra điều gì đó.

Thực chất chúng ta cần hiểu bản chất động vật & thực vật khác nhau điều gì. Ở động vật sinh tồn bằng những nỗi niềm vụn vặt. Nó vui khi có thức ăn, sợ hãi khi bị kẻ thù tấn công. Ngay cả khi chúng bị xâm hại đến tính mạng, nỗi sợ hãi của tất cả đều giống như nhau. Và khi chúng ta ăn vào, chúng ta có tiếp nhận cả nguồn năng lượng vui buồn sợ hãi đó. Thực vật thì khác. Thực vật duy trì sự sống bởi năng lượng trời đất. Lấy đất làm nền. Nước nằm trong đất. Ánh sáng lấy từ mặt trời. Thực vật cũng không có quá trình di chuyển hay trốn chạy. Điều đó làm năng lượng ở thực vật thuần khiết và tinh hơn. Khi người ăn vào cũng sẽ ít bệnh, ít năng lượng xấu.

Khi hiểu đến đây rồi ta sẽ thấy cách giải quyết bản chất thật. Thay vì lo sát sinh thì ta nảy sinh tâm tình yêu trong mình. Khi ăn một món ăn nào, ta nhắm mắt cảm nhận tình yêu của món ăn đó. Dù là chay hay mặn. Ta cảm nhận được năng lượng của sự sống từng có trong món ăn này. Nay năng lượng ấy đã chuyển hóa thành thức ăn để nuôi sống sự sống cơ thể vật chất nơi ta. Nên ta cám ơn món ăn đó, cám ơn người đã hi sinh để tạo ra món ăn đó. Chứ không phải đam mê, bám chấp vào cái ngon hay không ngon ở thức ăn. Vì ta biết, thức ăn đó sinh ra để nuôi cơ thể vật lý của ta. Nó là công cụ vô cùng quan trọng ta giác ngộ. 

Khi

Khi hiểu điều đó, ta cũng sẽ sinh tâm tình yêu với muôn loài vật. Ta không vô cớ kết thúc sinh mạng của bất kỳ sinh vật nào. Dù chỉ là 1 lá cây, 1 bông hoa ta cũng không ngắt vô cớ. Không chỉ vì thích mà làm sinh mạng khác bị tổn thương. Nếu vì sự sống, hay bất kỳ lý do gì mà ta phải làm tổn thương sinh mạng ấy. Ta sẽ nảy sinh tâm tình yêu thuần khiết giống như ta đang ăn chúng vậy. Khi đó, mới đúng thực hành đạo không sát sinh của đức Phật.

Kết luận

Thực tế trong công việc và cuộc sống hàng ngày, việc lựa chọn thức ăn và dinh dưỡng cho con người là điều vô cùng cần thiết. Long không khuyên bạn nên ăn mặn hay ăn chay. Mà lựa chọn vẫn ở bạn. Tuy nhiên, bạn có thể đọc và tìm hiểu về Phật Thích Ca. Người tu khổ hạnh 6 năm và rất kén chọn thức ăn. Đến khi người đó quá không chịu được. Một người nữ mang sữa dê đến cho người. Người ngộ ra đạo và uống hết sữa dê đó. Cơ thể người bừng tỉnh có sức sống. Và ngồi thiền 49 ngày thì người giác ngộ. Sau này người không kén chọn nữa. Phật tử cúng gì người ăn đó. 

Cơ thể vật chất của con người chỉ là cái tạm bợ, nơi ta trú ngụ tạm thời để học bài học chính mình. Nhưng vì nó là công cụ vô cùng quan trọng. Chỉ khi ta được vào thân xác người, ta mới đủ năng lực để học và hiểu. Nên trân trọng cơ thể này và cám ơn nó nuôi sống nó để ta còn khỏe mạnh hiểu bản chất thật sự đời.

Bình an & khai sáng

Link thí nghiệm cây có cảm xúc https://trithucvn.org/khoa-hoc/5-thi-nghiem-cho-thay-cay-coi-cung-co-cam-xuc.html
Nguồn tham khảo wellcare.vn
Bài viết hiệu chỉnh từ Long

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *