Người cứng có tập yoga được không. Bài viết chia sẻ về độ cứng dẻo trong yoga. Ở đây, bài viết không nói về lợi ích mà chỉ nhắc về vận động trong chuỗi các tư thế thôi.

Chúng ta có thể phân biệt asana (tư thế) trong yoga làm 3 cấp độ:

  • Cơ bản: các tư thế dễ làm ai cũng có thể thực hiện được ngay lần đầu. Đẹp hay hoàn hảo thì tùy người thôi.
  • Trung cấp: các tư thế đòi hỏi về kỹ thuật khó hơn một chút. Có người sẽ làm được lần đầu. Có người thì cần thời gian luyện mới làm được.
  • Cao cấp: các tư thế khó hơn cấp 2. Cần phải thời gian luyện tập đúng cách mới hoàn chỉnh về hình tư thế. Có thể đẹp hoặc chưa đẹp.
Tham khảo thêm: Định tuyến trong yoga
Người cứng có tập yoga được không
Người cứng có tập yoga được không

Khi tập các tư thế yoga từ trung cấp trở lên, chúng ta mục đích tăng cường:

  • Sức mạnh của cơ thể. Một cơ thể là tổng hòa của co và dãn cơ. Sức mạnh là thước đo sự lặp đi lặp lại của co và dãn. Nếu hệ cơ cứ mãi co thì sẽ gây tắt nghẽn, máu không lưu thông. Nếu hệ cơ mãi dãn thì sẽ không có độ chắc chắn, tạo nên sức mạnh
  • Độ dẻo của cơ thể. Độ dẻo hay khả năng linh hoạt của cơ thể tạo ra vẻ đẹp, sinh động, sức sống. Một cơ thể cứng ngắn khô khan giống như một bông hoa không có nước và sức sống.   
  • Sự thăng bằng tập trung. Một cơ thể cần cân bằng. Khi thiếu yếu tố cân bằng cơ thể ấy sẽ tự hủy hoại. Bệnh tật từ đó tự sinh ra. Thăng bằng tập trung là những yếu tố cơ bản để hình thành khả năng cân bằng cơ thể trong từng tư thế.

Vì vậy, có thể cứng sẽ có bất lợi khi bạn thực hiện tư thế dẻo. Nhưng nó có thể là điều tốt khi bạn tập các tư thế đòi hỏi sức mạnh, chịu lực. Và rất nhiều tư thế yoga nâng cao đòi hỏi sức mạnh khả năng chịu lực của bạn.

Dẻo không phải là ưu thế khi tập yoga. Nó là một bất lợi khi tập yoga đặc biệt các tư thế khó. Để hoàn thiện tư thế người dẻo sẽ cần nỗ lực nhiều lần so với người có độ mạnh. 

Tham khảo thêm: Tập luyện yoga đúng cách đơn giản tại nhà

Thường thì người cứng sẽ có độ mạnh tốt hơn. Người dẻo thường có độ mạnh yếu. Từ cứng chuyển sang dẻo khá dễ. Còn từ dẻo sang cứng thì đòi hỏi nhiều thời gian hơn. Để thực hiện một tư thế yoga nâng cao (từ trung cấp trở lên) bạn cần cả 3 yêu tố nói trên. Chứ không phải chỉ có sức mạnh hoặc độ dẻo.

Yoga không phải là xiếc hay uốn dẻo. Vậy tập yoga nâng cao là gì?

Như đã nói trên, để cải thiện độ mạnh, độ dẻo, tập trung hoà quyện trong hơi thở của mỗi người. Chẳng có so sánh ở đây. Vào lớp nâng cao các bạn cũng không nên so sánh để tự ti hay tự kiêu. Ngay cả 2 bên trái/phải của mình cũng đã khác nhau rồi mà. Chỉ so sánh mình, hôm qua, hôm nay và ngày mai.

Người cứng có tập yoga được không
Người cứng có tập yoga được không

Hãy nhớ, tuổi 18 đôi mươi bạn muốn tập dẻo kiểu gì cũng đơn giản, nhưng U40, u50, U60… mỗi lứa tuổi mỗi khác. Đừng vì mình U60 mà đem so sánh với U20. U20 cũng đừng vì những lời khen dẻo, tốt mà chủ quan, vì bản thân bạn đang còn trẻ, sự tiến bộ trong kỷ luật tập luyện chắc chắn sẽ rất nhanh so với những người lớn tuổi hơn.

Tham khảo thêm: Yoga khác gym như thế nào

Và tất nhiên, yoga không phải chỉ là tư thế, không cho phép bạn đi tắt đón đầu nhưng lại sai kỹ thuật và chưa có nền tảng cơ bản. Tại sao? Bạn nghĩ bạn đi tắt sẽ chinh phục tư thế nhanh hơn chăng? Vậy các bậc tiền bối tạo ra từng bước trong yoga để làm gì? Bạn không theo trình tự đúng, tất nhiên, nếu bạn khoẻ mạnh thì bạn có thể làm hoàn chỉnh tư thế, nhưng bạn có cảm nhận được cơ thể không? Có hít thở đúng không? Có cảm nhận sự thoải mái trong tư thế không? Và tất nhiên, nếu không đủ cảm nhận, chấn thương là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Hãy nhớ câu: “Hạnh phúc là hành trình, không phải là đích đến”.

Bấy nhiêu đây chưa đủ, bởi Yoga là cả một phương cách sống!

Nguồn Samkalpa Hoang

HLV yoga trị liệu

Y sĩ đa khoa

Y sĩ Đông y

GD Trung tâm Yoga Đà Lạt

Bài viết có sự chỉnh sửa từ Long để phù hợp với người đọc 🙂 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *