Nguyên tắc trị liệu trong yoga. Chào các bạn, hôm nay Long sẽ chia sẻ cho các bạn nguyên tắc trị liệu trong yoga. Đây là những thống kê, tích lũy kiến thức của cá nhân Long trong quá trình làm trị liệu cho bản thân và người khác. Mong nhận nhiều đóng góp từ các bạn với một tâm ân và trí tuệ.

Thứ tự tập yoga để cơ thể khỏe mạnh

Khi nhắc đến một cơ thể người ta sẽ lấy 3 thước đo để nói về cơ thể: độ cân bằng ổn định, sức mạnh, độ dẻo dai. Trong đó sự cân bằng ổn định là yếu tố quan trọng nhất để có một cơ thể khỏe mạnh.

Vũ trụ sinh ra dựa trên những quy luật. Trong đó, để con người, các loài vật sinh ra và tồn tại thì cần sự cân bằng ổn định. Nếu cơ thể không có sự cân bằng ổn định thì cơ thể đó sớm muộn cũng bị phá hủy. Giống như thiết kế nhà đầu tiên người ta sẽ nghĩ đến làm sao ngôi nhà được cân bằng ổn định qua một thời gian. Chẳng vì thế mà yoga cổ xưa cách tập khác xa với bây giờ. Các yogi sẽ được thực hành tập một tư thế trong một khoảng thời gian lâu và giữ thế ở đó. Người tập sẽ hít thở sâu, cảm nhận về cơ thể, sự cân bằng và ổn định trong tư thế. Chúng sẽ giúp người tập chuyển hóa, cảm nhận sâu sắc ở cả 3 lớp cơ thể: vật chất, tình thần và tâm linh. Đây là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để hình thành nên con người khỏe mạnh: độ cân bằng, ổn định.

Tiếp đến là sức mạnh của cơ. Được ví như xi măng kết nối các trụ vững để tạo liên kết cho ngôi nhà. Sức mạnh của cơ được đo bằng 3 chỉ số: độ co, dộ dãn và lập đi lập lại của co dãn. Khi hệ cơ khỏe thì cơ thể sẽ được liên kết chặt chẽ.

Đọc thêm: Kích hoạt thần kinh cơ tập luyện an toàn

Cuối cùng mới là độ dẻo dai. Độ dẻo dai thể hiện cho sự linh hoạt uyển chuyển của cơ thể. Một cơ thể nếu không dẻo dai sẽ không có lưu thông khí huyết. Một cơ thể không dẻo dai sẽ không có sự uyển chuyển linh hoạt ứng biến. Xã hội luôn cần sự linh hoạt uyển chuyển này. Và cơ thể người cũng cần điều đó.

Khi tập theo thứ tự trên, mới đạt được hiệu quả của cơ thể. Các lớp yoga hiện nay đa số đều chỉ tập độ dẻo. Nên khi tập xong, bạn sẽ có cảm giác thoải mái, dễ chịu và hứng khởi. Một vài lớp có quan tâm đến sức mạnh nhưng tập sai cách. Còn chẳng mấy lớp tập về sự cân bằng. Đó là lý do tại sao bạn càng tập yoga càng yếu, dễ chấn thương hoặc không có cải thiện quá nhiều bản chất thật của sức khỏe. Vì cơ thể cần sự cân bằng ổn định trước khi có sức mạnh và độ dẻo dai.   

Nguyên tắc trị liệu 

Trong những bài viết trước, Long đã viết về yoga là gì và tại sao yoga lại có tính trị liệu. Tất cả những công cụ đưa con người về lại với hơi thở, với sự chuyển động chậm, cảm nhận đều có tính trị liệu. Và yoga là một trong số đó.

Trong bài viết phân tích này, Long sẽ không dùng phương pháp trị liệu bằng năng lượng. Long sẽ hướng dẫn nguyên tắc trị liệu trong yoga theo hệ cơ xương khớp. Nó đơn giản, dễ hiểu, thuận theo khoa học đã được con người chứng minh. Nên bạn dễ dàng áp dụng hơn những phương pháp trị liệu khác.

Đầu tiên, cơ thể bằng tổng thể hệ cơ. Nếu bạn theo dõi nhiều bài viết của Long thì chắc hẳn bạn cũng không ngạc nhiên với câu nói này của Long nữa. Chính vì vậy, khi đưa ra nguyên tắc trị liệu, Long sẽ dựa trên cơ sở là hệ cơ.  Trong đó, chúng ta chia cơ thể thành 2 phần. Phần từ cột sống D12 trở lên và phần từ cột sống L1 trở xuống

Đọc thêm: Phân tích cơ thể học con người

Hai chân được ví như móng của toàn bộ ngôi nhà cơ thể. Hai tay là móng của ngôi nhà phần trên (từ cột sống D12 trở lên). Hai bên hông là nền của toàn bộ ngôi nhà cơ thể. Hai bên vai lại là nền của ngôi nhà phần trên. Cột sống chính là trụ cột của toàn bộ ngôi nhà cơ thể. Một ngôi nhà chỉ vững chắc khi nền và móng vững chắc. Một ngôi nhà chỉ vững chắc khi trụ cột vững chắc. Từ lý thuyết này, ta đưa ra nguyên lý trị liệu như sau:

Nguyên tắc trị liệu trong yoga
Nguyên tắc trị liệu trong yoga
  • Tập cho hệ cơ của 2 bên chân, 2 bên tay cân bằng và khỏe mạnh. 
  • Tập cho hệ cơ của 2 bên hông, 2 bên vai cân bằng và khỏe mạnh
  • Rèn luyện sinh khí cho cột sống thông qua hơi thở. Tập cân bằng cho 2 bên cơ của 2 bên lưng cột sống
  • Massage, chườm túi nóng, hít thở đầu buổi trị liệu và kết thúc buổi trị liệu để thư giãn làm mạnh lại cơ 

Chúng ta cần hiểu thêm nữa rằng. Cơ thể con người là một tiểu vũ trụ của tự nhiên sinh ra. Để cơ thể người có thể đứng thẳng được dậy, chúng ta cần chống lại trọng lực và lực hút của trái đất. Vậy nên, cơ thể không tạo thành một đoạn xương liền khối từ đầu đến chân. Mỗi đoạn xương đều có những đoạn khớp nối (phân đoạn lực) và có lớp dây chằng, cơ được bao bọc bên ngoài để bảo vệ. Những đoạn có khớp này giúp cho cơ thể tăng tính linh hoạt của vận động. Vì vậy, cơ thể có thể đứng lên, vận động di chuyển một cách linh hoạt. Cách phân đoạn của khớp này người ta gọi là phân đoạn khớp trong cơ thể. Cơ thể con người có tất cả phân đoạn khớp sau

  • Ngón chân
  • Cổ chân
  • Đầu gối
  • Xương đùi
  • Khớp hông
  • Thắt lưng
  • Xương ức
  • Khớp vai
  • Xương cánh tay
  • Khửu tay
  • Cổ tay
  • Ngón tay
  • Cổ 
  • Khớp xoay ở đốt sống cổ C1 và C2

Vì những phân đoạn này có tính linh hoạt nên nó dễ bị tổn thương. Nếu chúng ta không tập và làm mạnh cơ ở từng phân đoạn khớp thì cơ thể sẽ ngày càng yếu đi. Chúng ta sẽ tập tất cả các biên độ vận động của khớp đó với tốc độ chậm, có thư giãn, hít thở sâu để cảm nhận và phục hồi phân đoạn khớp đó

Ví du: Phân đoạn khớp ở ngón chân có thể gập duỗi, xòe căng. Vậy chúng ta tìm những bài tập giúp cho phân đoạn khớp này được gia tăng biên độ hoạt động, Lúc đó hệ cơ phân đoạn khớp này được khỏe mạnh lên.

Thực hành động tác phục hồi từng nhóm cơ trên cơ thể

Gồm các bước thực hành sau:

  • Thư giãn
  • Làm mạnh cơ vùng nền và móng
  • Làm mạnh cân bằng cơ vùng chấn thương
  • THư giãn

Thư giãn

Thư giãn có ý nghĩa và tác động sâu vào các lớp cơ sâu bên trong cơ thể. Khi cơ thể được thư giãn, hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động. Hệ thần kinh tiết ra sympalin có chức năng giảm đau, hay atropia hỗ trợ duy trì chức năng của tim. 

Có công cụ hỗ trợ làm nóng, ta có thể dùng công cụ để hỗ trợ. Nguyên lý chung đó là đặc dụng cụ làm nóng vào chỗ đang bị đau. Còn nếu đủ dụng cụ, chúng ta chườm nóng toàn bộ dọc cột sống lưng, 2 bên hông. 

Trường hợp không có công cụ, chúng ta có thể dùng massage thư giãn để giải cơ cho học viên. Còn không thì cho học viên nằm nghỉ ngơi, hít thở sâu thư giãn tầm 3-5 phút 

Đọc thêm: Nên chườm nóng hay chườm lạnh khi bị đau

Cơ móng

Tùy thuộc vào chỗ đau, chấn thương là vùng trên (từ D12 đổ lên trên) hay vung dưới mà sẽ đưa ra những cách tập cho cơ móng khác nhau. Về lâu dài, bạn nên cho học viên tập cả tay và chân khỏe. Đặc biệt là đôi chân. Vì hàng ngày, chúng ta vẫn đang đi đứng ngồi và sử dụng đôi chân hàng ngày. Việc làm mạnh cho đôi chân mỗi ngày sẽ giúp chúng ta giảm tỷ lệ của các căn bệnh về cơ xương khớp, các bệnh liên quan đến cột sống.

Nguyên tắc trị liệu trong yoga
Nguyên tắc trị liệu trong yoga

Long lấy ví dụ về làm mạnh cơ ở chân. Bàn tay giống y hệt chân vậy

Ngón chân

Bạn cần lên được những động tác phục hồi cho ngón chân. Những bài ví dụ như xòa căng ngón chân, gập ngón chân sẽ giúp bạn phục hồi ngón chân hiệu quả. Ở các ngón chân có kết thúc của các đường kinh mạch nối liền hệ nội tạng. Ngón chân cũng là điểm đầu tiên trên cơ thể tiếp xúc với đất. Việc tập làm khỏe ngón chân giúp bạn có một nền tảng đôi chân vững chắc.

Cổ chân

Cổ chân có vai trò quan trọng trong việc nâng cả cơ thể. Ở cổ chân, các cơ sâu và nông rất nhiều để bảo vệ phân đoạn khớp này không bị tổn thương. Biên độ hoạt động cổ chân có: gập, duỗi, xoay. Chúng ta thiết kế ra những bài tập để làm mạnh phân đoạn khớp theo các biên độ nói trên. Ví dụ bài gập duỗi cổ chân, xoay chân có hơi thở, chậm và thư giãn. Làm mạnh cổ chân ngoài có tác dụng nâng khả năng chịu lực cho toàn cơ thể, nó còn giúp bạn có bàn chân khỏe. Bản chân là nơi kết nối phản xạ của hệ nội tạng. Ngoài ra, bàn chân còn là nơi tiếp xúc đất, nâng toàn bộ cơ thể đứng thẳng dậy. Bàn chân khỏe, còn giúp cho lực không bị dồn vào cổ chân và gối.

Đầu gối

Đầu gối  là cánh cửa ngõ quan trọng để mở cửa vào toàn bộ ngôi nhà cơ thể của bạn. Bàn chân giống như trụ ngôi nhà thì đầu gối là bản lề cho cánh cửa có thể mở ra đóng vào. Sự linh hoạt ở đầu gối giống như sự linh hoạt của cánh cửa vào nhà.  Ở đầu gối bạn có thể co duỗi, xoay, nghiêng trái, nghiêng phải. Ở đầu gối (khửu tay) các bạn lưu ý với người đã bị chấn thương nên chỉ vận động theo biên độ dọc (gập, duỗi). Nâng cao lên là xoay trái phải thôi.

Cơ nền

Nền của ngôi nhà có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng ngôi nhà bên trên. Nền nhà cần đủ rộng để vững, đủ mạnh để làm nền tảng nâng cơ thể. Trong cơ thể học con người, nền tảng gồm có 2 bên xương chậu (nền cho cả cơ thể) và 2 bên vai (nền cho cơ thể phía trên từ đốt sống D12)

Ở xương chậu, biên độ hoạt động gồm: gập duỗi, đổ trước đổ sau. Vì là nền cho cả cơ thể nên có cần có sự cô định. Bạn cần đủ sự kiên nhẫn, cảm nhận để nhận ra được sư thay đổi của 2 bên hông. Bài tập cho phần 2 bên xương chậu Long sẽ hướng dẫn và đăng lên sau

 Ở 2 bên vai, biên độ hoạt động gồm: gập duỗi, nâng lên hạ xuống, xoay, vặn trái phải. Ở phần nền này, do nó phần kết nối giữa tim phổi với cổ và não nên nó cần có sự linh hoạt để máu huyết ở đây được lưu thông. Các bài tập khởi động hết biên độ của vai giúp vai khỏe mạnh, cơ vai được mạnh lên.

Cơ vùng chấn thương

Đến đây bạn chấn thương ở vùng nào thì bạn làm mạnh cơ vùng ấy. Nếu vùng chấn thương từ đốt sống C1-D12 thì bạn sẽ tập nền móng là vai và 2 tay rồi làm mạnh cơ vùng đó. Còn vùng chấn thương từ D12-S5 thì bạn tập nền móng là 2 chân và xương chậu rồi làm mạnh cơ ở đó. Tuy nhiên, vì vai trò của 2 chân và xương chậu là nền móng quan trọng để nâng đỡ cả cơ thể nên cần được tập thường xuyên. 

Các bài tập để làm mạnh từng vùng trên cơ thể, Long sẽ cố gắng sớm quay và up lên cho các bạn sớm nhất

Mong các bạn có những kiến thức cơ bản nền để trị liệu phục hồi cho cơ thể

Namaste

2 thoughts on “Nguyên tắc trị liệu trong yoga”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *