Bữa Long có viết lại câu chuyện gặp trong ngày

Chẳng là có anh bạn nói Phật Thích Ca giác ngộ nhờ thiền định. Long hỏi lại câu hỏi vậy sao 9 năm tu thiền định ngài không ngộ. 49 ngày ngồi sau khi uống sữa dê Ngài lại giác ngộ. Sự khác biệt ở đây là gì????

Có một vài bình luân. Có người nói khá nhiều. Có người nói vài câu. Có người lấy những gì mình tu tâp, thực hành ra để chứng minh điều đó là đúng. Long không phán xét, cũng chẳng nói đó đúng hay sai. Vì giống như bạn nhìn vào 1 cốc nước. Có thể lúc đó là cốc uống nước, nhưng sau đó khi người ta không dùng thì nó lại là rác thải ????

Phật Thích Ca giác ngộ như thế nào
Phật Thích Ca giác ngộ như thế nào

Long thích sự thật và chân lý. Chân là gốc. Lý là sự lập luận. Chân lý là gốc rễ mọi lập luận. Khi nhìn ra gốc rễ thì không cần bàn, cần nói nhiều. Vì nó là thế rồi. Cần chi phải bàn hay nói nữa. Như ánh mặt trời mọc ở đằng Đông là sự thật và cũng là chân lý vậy

Tham khảo thêm Phật và ma vương khác nhau gì???

Tất cả những gì Long nói hay bạn nói về Ngài sẽ không hoàn toàn đúng. Vì Ngài đâu còn tồn tại để đối chất mà biết đúng hay sai. Ngài cũng không có quay video lại để nói và khẳng định điều gì. Chỉ còn kinh sách. Mà kinh sách cũng là dịch, cũng có thể thất thoát. Chưa kể lúc Ngài giảng ngài không tự tay viết lại. Mà đệ tử Ngài nghe Ngài nói rồi viết lại. Đó là sự thất thoát, sai sót lớn rồi

Vậy tại sao Long dám nói, dám bảo Long nói là đúng hay sai. Vì Long dựa vào chân lý, vào những thứ vận động xung quanh để diễn giải và dịch giải. Long thấy nó thuận theo quy luật như vậy nên Long dịch giải như vậy ????

Phật Thích Ca giác ngộ như thế nào
Phật Thích Ca giác ngộ như thế nào

Các bạn đọc dịch giải về Phật Thích Ca của cá nhân Long. Lấy nó làm thêm 1 góc nhìn nhận và cảm nhận. Còn không thích thì cũng coi như một nhân duyên. Vì thích ghét đó là ở bạn chứ không phải ở Long.

Phần 1 Sao Phật không giác ngộ trong 9 năm

Thật ra, chúng ta muốn hiểu sao Phật không ngộ trong 9 năm chăm chỉ cần mẫn tu hành. Hãy quay lại mục đích lúc ban đầu Ngài đi tu. Để tìm ra một con đường giải thoát cho chúng sinh khỏi chữ khổ. Vì Ngài nhận thấy, chúng sinh sinh ra là khổ, có khổ nên mới đau. Vì nỗi đau, nên chúng sinh bị tổn thương và trở nên tham sân si yếu đuối. Ngài lo lắng và rớt nước mắt cho nỗi khổ của chúng sinh. Mong chúng sinh thoát khổ nên Ngài dứt gia đình đi tìm con đường thoát khổ.

Trên hành trình thoát khổ, Ngài đọc học thực hành rất nhiều con đường và phương pháp. Mỗi phương pháp con đường đều có ưu nhược riêng. Và khi thực hành, nó giúp Ngài biết thêm rất nhiều thứ. Với cá nhân Long nhìn nhận thì tựu chung của tất cả các phương pháp Ngài hành đều là: tìm ra con đường thoát nỗi khổ đau. Vì khổ đau là điều không tốt với con người. Nên phải tìm ra con đường để giúp người không còn đau khổ nữa.

Phật Thích Ca giác ngộ như thế nào
Phật Thích Ca giác ngộ như thế nào

Tham khảo thêm Tập thiền sai cách tẩu hỏa nhập ma

Mấy năm cuối cùng, Ngài thực hành nghiêm mật phương pháp diệt dục. Là bỏ ăn, bỏ uống và chỉ tập trung vào ngồi thiền định. Và kết quả thì ai cũng biết đó. Càng thiền Ngài càng mê mờ, càng không thấu thấy rõ giác ngộ và con đường thoát khổ. Càng thiền cơ thể Ngài càng gầy yếu và khổ nhiều hơn.

Đến khi thân xác tiều tụy không chịu nổi, Ngài nhận ra tâm và thân có mối quan hệ mật thiết. Từ đó quyết bỏ đường tiệt dục hoàn toàn mà quay lại đường đi chấp nhận đồ ăn tiếp tế. Ngài nhận được sữa dê và từ sữa dê đó hỗ trợ Ngài giác ngộ ????

Long muốn dịch cho bạn ngôn ngữ của loài dê.

Vũ trụ này sinh ra van vật đều có hữu hình và vô hình. hữu hình là cái ta có thể cảm nhận bằng 5 giác quan (nghe, nhìn, ngửi, nếm, sờ chạm). Vô hình là cái mà ta không thể cảm nhận trực tiếp bằng 5 giác quan. Nhưng thế giới vô hình đó đang vận hành quyết định lên thế giới hữu hình.

Phật Thích Ca giác ngộ như thế nào
Phật Thích Ca giác ngộ như thế nào

Ví dụ, tâm là cái bạn không thể thấy. Nhưng đang có 1 bộ trong tim là hiện hình của tâm. Tâm Long đang suy nghĩ gì là vô hình. Nhưng nhờ những dòng chữ này (hữu hình) mà bạn hiểu Long đang suy nghĩ gì.

Tham khảo thêm Nghiệp là gì? Sao người ta sợ nghiệp?

Mọi vật trên vũ trụ này đều mang năng lượng và có dục riêng. Nhờ có dục mà có động lực sinh sản và phát triển tạo tác. Và từ dục đó, ta dịch ra được ngôn ngữ biểu tượng cho sự vật, sự việc, con vật nào đó

Dê là loài động vật có khả năng sống cả vùng núi cao lẫn đồng bằng. Ở những ngọn núi cao chót vót và không sinh vật nào sống nổi thì dê vẫn sống được. Vì vậy dê biểu tượng cho ngôn ngữ của sự thích nghie, của sự chuyển hóa và thuận theo môi trường sống. Sữa dê xuất hiện khi Ngài Thích Ca đã nhận ra ta cần phải thuận theo môi trường sống, thích nghi và tồn tại trước khi muốn giác ngộ điều cao siêu. (Sữa dê còn hướng dẫn và dạy Ngài ngôn ngữ biểu tượng của ăn chay thật hay ăn mặn.)

Phật Thích Ca giác ngộ như thế nào
Phật Thích Ca giác ngộ như thế nào

Nói cách đơn giản, lúc Ngài bỏ khổ hạnh Ngài đã ngộ ra dục và khổ. Dục là nền tảng của vật chất cấu thành. Không dục không có sự sống và sinh tồn. Khổ là tấm gương để nhìn lại. Nếu 1 người đang cảm thấy sướng vui thì họ không có ý muốn thoát ra, ý muốn tìm gì đó mới để thay đổi. Nhưng nhờ có khổ mà người ta mới luôn mong cầu và có sự tiến bộ thay đổi.

Vậy sau nhiều năm Ngài tu tập, Ngài đã ngộ ra rằng khổ và dục là nền tảng cần có không diệt bỏ được. Cần sử dụng nó, nhìn nhận lại nó, thấu tỏ nó và chuyển hóa nó đưa nó về với bản nguyên chân thật. Nói dễ hiểu hơn là đưa cái tổn thương đó về với tổn thương chân thật. Đưa cái cảm xúc biến dạng đó về với gốc của tôn thương đó. Không xét, không phân biệt, phân chia hay để nó làm chủ chính mình.

Phần 2: 49 ngày thiền định Ngài làm gì mà giác ngộ

49=7*7 . 7 ứng với 7 ngày trong tuần. Ứng với 7 luân xa ứng với con số của chuyển hóa. Người Babylon cổ đại khi quan sát Mặt Trăng thì thấy trong chu kỳ khoảng 7 ngày Mặt Trăng sẽ thay đổi pha. 7 Ngày cũng tượng trưng cho 7 hành tinh (Mặt trời, mặt trăng, Sao kim, Sao hỏa, Sao Thủy, Sao Mộc, Sao Thổ).

49 Ngày này, Ngài không phải ngồi thiền định. Ngài ngồi và nhìn nhận lại toàn bộ dòng chảy cuộc đời của Ngài. Ngài nhìn nhận và sắp xếp lại các dòng chảy về cảm xúc đó.

Phật Thích Ca giác ngộ như thế nào
Phật Thích Ca giác ngộ như thế nào

Ngài thấy lại cảm xúc, thấy lại từng dục và khổ. Ngài thấu hiểu được lại từng cảm xúc, thấu hiểu lại từng đau khổ và dục vọng. Rồi từ đó, Ngài biết cách sắp xếp và chuyển hóa từ khổ và dục. Những ngày cuối cùng, Ngài đối mặt với ma vương, quỷ vương và những tham sân si trong mình. Ngài hiểu được bản chất của từng tổn thương và biến dạng đó. Nên sắp xếp trật tự lại nó thì nó tự chuyển hóa mà không cần nỗ lực hay cố gắng.

Tham khảo thêm Chúa Jesus và sự thật về chúa trời

Đó là cái Long thấy về hành trình giấc ngộ của Phật Thích Ca. Ngài ngộ ra được dục và khổ. Từ ngộ ra dục khổ ngài thấu hiểu được khổ và dục. Nên cả con đường hành trình của Ngài Ngài giảng và giúp chúng sinh hiểu về khổ và dục thông qua những gì sẵn có trong bà la môn, trong chúng sinh thời điểm đó. Từ hành trình luôn tỉnh thức, dùng tâm để thức tỉnh thì Ngài luôn nhận thông điệp, nâng cao chính mình rồi tỉnh thức và giác ngộ hoàn toàn vậy. Chứ không phải Ngài là đại tri thức, đại giác ngay từ 49 ngày ban đầu.

Phật Thích Ca giác ngộ như thế nào
Phật Thích Ca giác ngộ như thế nào

…..

Có người nói với Long Ngài giác ngộ do thiền định, rồi do thiền vipassana, rồi do ngộ ra tứ thiền, bát chánh đạo, tứ diệu đế,……Có người lại nói với Long, nhờ thiền định, nhờ cái việc thực hành bát chánh đạo (hoặc các thứ khác trong Phật giáo) mà Ngài mới kìm hãm và tiết chế tâm động cái xấu xa trong chính mình……..

Đối với Long, Long nhận diện ra rằng Ngài ngộ do tâm Ngài nhận ra dục và khổ là tấm gương để soi chiếu tâm. Tâm là gốc của vạn vật. Tâm là nền của mọi chúng sinh. Vì khổ và dục là gương soi chiếu. Nên qua khổ và dục mới thấy và thấu chính tâm của mình. Ngài thấy gốc là Tâm do tâm mà thay đổi, do tâm mà ra. Cảnh vật cũng do tâm mà đến.

Tham khảo thêm Hiện tượng rung lắc khi ngồi thiền

Nên 49 ngày sau, Ngài chỉ làm 1 việc duy nhất, đó là ngồi và quan sát Tâm vận hành. Thông qua lăng kính là dục, khổ và những biến dạng, Ngài tự nhìn ra được những biến dạng trong cảm xúc gắng liền với tâm. Ngài tách biến dạng ra chuyển hóa nó thì tâm tự trở về trong và sạch. Sự thức tỉnh chân tâm nằm ở đây. Đây được gọi là tâm thức.

Phật Thích Ca giác ngộ như thế nào
Phật Thích Ca giác ngộ như thế nào

Long không lựa chọn con đường đi như Ngài. Long chọn con đường đi là 3 lớp cơ thể. Thông qua việc luyện tập và thấu hiểu từng lớp cơ thể để chuyển hóa đi lên.

Mọi con đường đều trở về thành Rome. Quan trọng là người đó có biết thức tỉnh tâm (tâm thức) là gì hay không.

Có biết tâm người ở đâu. Làm gì để nâng cao rung động của tâm. Làm sao chuyển hóa tâm người thành chân tâm. Làm sao chuyển hóa chân tâm về lại tâm Phật.

Đó mới là gốc. Chứ đường đi đường nào chẳng được. Chẳng về đến nhà

Tham khảo thêm Âm nhạc chữa lành cơ thể

Chẳng khác đi từ Hà Nội vào Hồ Chí Minh. Bạn có thể đi máy bay, đi xe máy, đi xe bò, đi bộ,…. Nhưng quan trọng, tâm bạn xác định rõ rằng sẽ cần vào HCM thì bạn sẽ vào HCM thôi.

Trên đường đi cảnh đến mà không làm tâm bạn chuyển thì đích sẽ đến.

Phật Thích Ca giác ngộ như thế nào
Phật Thích Ca giác ngộ như thế nào

Trên đường đi, cảnh đến mà không làm tâm bạn tổn thương thêm. Đích về sẽ đến

????

Một vài góc nhìn trải nghiệm của Long. Chia sẻ cho cộng đồng cùng lắng đọng và nghe ????

Thích thấy hay thì chúng ta cùng nhau hỗ trợ nhau thực hành

Ghét hay giận hay thấy vớ vẩn thì chúng ta cùng bỏ qua cho nhau. Biết đâu nhân duyên của Long và bạn còn có thể làm nhiều việc khác tạo ra giá trị mà.

Còn không thì bạn cứ ra đi. Long xin phép mời bạn ????

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *