Tại sao giấc ngủ lại quan trọng-Nguyên nhân và cách phòng chống rối loạn giấc ngủ. Con người ta là một trong những sinh vật dành nhiều thời gian cho ngủ nhất. Đối với trẻ sơ sinh, gần như chúng sử dụng thời gian của bé để ngủ và phục hồi. Đối với người lớn chúng ta, cần dành ít nhất 8 tiếng 1 ngày (1/3 cuộc đời) để ngủ. Tại sao giấc ngủ lại chiếm thời gian vậy. Vai trò của nó với người cũng như cách trị liệu cho người bị rối loạn giấc ngủ sẽ như thế nào. Cùng trilieuyoga.com tìm hiểu nhé.

Bài viết sẽ được phân tích dưới 3 lớp cơ thể: vật chất, tinh thần, tâm linh

Phân tích vai trò của giấc ngủ

Cơ thể vật chất, tinh thần

Quan điểm theo Đông y

Sự cân bằng lưu thông khí huyết trong từng tạng phủ là điều quan trọng đối với sức khỏe. Theo đông y, mỗi khung giờ đều liên quan mật thiết đến hoạt động phục hồi, làm việc của từng tạng. Ví dụ như dạ dày sẽ làm việc mạnh mẽ vào khung giờ 7-9h sáng. Nên đông y khuyên người nên ăn sáng đủ chất trong giờ này. Khung giờ từ 23h-5h liên quan đến sự thải độc của gan, túi mật, phổi. Nó giúp cơ thể cân bằng điều hòa lại khí huyết. Đông y đều khuyên giờ này nên ngủ sâu để phục hồi.Giấc ngủ buổi trưa cũng vô cùng quan trọng. Khung giờ 11h-13h nên ngủ hoặc nghỉ ngơi thư giãn ít nhất 30 phút phục hồi tim. Đúng như cách nói: ngủ đủ để thức khỏe. 

Tham khảo thêm: Bí quyết cân bằng cuộc sống sức khỏe công việc & gia đình 

Theo đông y, mất ngủ có nguyên nhân do gan hoặc do tim. Tim chủ thần, gan chủ nộ. Tim khỏe mạnh, thần kinh tốt, lá gan bình hòa, tinh thần thư thái sẽ ngủ ngon giấc. Người bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc là do tâm can bất ổn. Muốn điều trị hiệu quả bệnh mất ngủ phải bồi bổ tâm tỳ, thư can giải uất, an thần trấn kinh. Các bài tập trị liệu cho gan tim cân bằng Long sẽ hướng dẫn bạn ở phần dưới.

Tại sao giấc ngủ lại quan trọng-Nguyên nhân và cách phòng chống rối loạn giấc ngủ
Tại sao giấc ngủ lại quan trọng-Nguyên nhân và cách phòng chống rối loạn giấc ngủ

Chú tích thêm

Đông y rất hay. Chưa có công cụ để nghiêm cứu sâu và phân tích theo từng hocmon, tế bào,…. Nhưng đã nhận biết rất rõ 2 nguyên nhân gây mất ngủ chính: gan và tim. Bản thân cá nhân Long đã được trải qua và nghiệm lại về các hình thức mất ngủ này và từ đó đưa ra công cụ, bài tập hỗ trợ giấc ngủ. Đến mục trị liệu, chúng ta sẽ rõ cách Long ứng dụng như thế nào hen. 

Quan điểm theo Tây y

Theo tây y, tất cả những tác động của thiết bị điện tử gây ra rối loạn giấc ngủ cho người. Khi chất lượng giấc ngủ giảm thì chất lượng công việc sáng hôm sau kém. Người dậy sẽ mệt mỏi, khó chịu, không thật tỉnh táo. Ánh sáng xanh của thiết bị điện tử ngăn chặn não tiết ra hocmon melatonin (hocmon gây buồn ngủ). Bình thường, khi bóng tối xuất hiện hocmon melatonin sẽ tiết ra từ 1-2h báo hiệu cơ thể cần chuẩn bị đi ngủ. Cách bằng chứng đều chứng minh ánh sáng xanh gây ra sự rối loạn các hocmon khiến cơ thể bị rối loạn giấc ngủ.

Trong giấc ngủ, chúng ta bắt đầu giai đoạn ngủ nông (5-10 phút). Chúng ta chưa thực ngủ ngay ở giai đoạn này. Một nửa thời gian của giấc ngủ là giai đoạn chuyển tiếp giấc ngủ. Khi đó, nhịp tim giảm, nhiệt độ cơ thể giảm. Rồi mới đến giai đoạn ngủ sâu (chiếm 20% thời lượng ngủ). Sóng não giai đoạn này là sóng dài denta. Việc không có giấc ngủ sâu thì sẽ ngăn cơ thể phục hồi các tổn thương, sự phân mảnh thời gian thức trong ngày. Sự phân mảnh đó chính là bộ não chúng ta sẽ sắp xếp lại các thông tin, trí nhớ sau một ngày làm việc. Khi không có giấc ngủ sâu, bộ não sẽ không làm được công việc trên gây giảm trí nhớ, giảm khả năng học tập.

Tham khảo thêm: Trị liệu thư giãn sâu

Sau giai đoạn ngủ sâu là giai đoạn mắt chuyển động nhanh Rem (70-80 phút diễn ra). Giai đoạn này mắt chúng ta chuyển động và đa số các bộ phận khác vẫn được nghỉ ngơi. Giai đoạn này giúp hồi phục trí nhớ, sức khỏe tinh thần. Đây là giai đoạn quan trọng trong việc ghi nhớ, học tập, phát triển não bộ trẻ sơ sinh. Thiếu giấc ngủ Rem gây ra những mất cân bằng về thể chất và cảm xúc. Giai đoạn này thường xuất hiện các giấc mơ có ý nghĩa cực quan trọng trong phát triển tâm thức của người. 

Tại sao giấc ngủ lại quan trọng-Nguyên nhân và cách phòng chống rối loạn giấc ngủ
Tại sao giấc ngủ lại quan trọng-Nguyên nhân và cách phòng chống rối loạn giấc ngủ

Ngoài yếu tố ánh sáng xanh gây rối loạn giấc ngủ thì yếu tố cảm xúc cũng sẽ gây ra sự mất cân bằng giấc ngủ. Bạn vui quá hay buồn quá hay mất cảm giác cũng gây khó ngủ. Đó là do yếu tố hocmon dopamine quá nhiều hoặc quá ít. Yếu tố này gây những rối loạn cảm xúc khiến cơ thể bạn khó rơi vào giấc ngủ. 

Trong giấc ngủ, hơi thở sẽ diễn ra một cách tự nhiên. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố (béo phì, dị dạng hô hấp trên,….) mà cơ thể có thể rơi vào tình trạng “ngừng thở tắt nghẽn khi ngủ”. Chứng ngưng thở khi ngủ này khiến chất lượng giấc ngủ giảm rõ rệt, cơ thể không thể đủ oxy phục hồi. Dù thời gian ngủ nhiều nhưng cơ thể vẫn mệt mỏi, có cảm giác thèm ngủ và muốn ngủ. Thậm chí nếu chứng ngưng thở kéo dài nhiều lần gây đột quỵ trong giấc ngủ.  

Cơ thể tâm linh năng lượng

Cơ thể con người là một dạng sinh vật đặc biệt.  Cơ thể đó có đặc tính giống động thực vật. Có khả năng: cảm giác, cảm xúc, cảm tính, cảm thấy, cảm nhận. Nhờ có khả năng cảm nhận ấy, nó có thể đưa ra được những dự báo, cảm nhận chính xác dù thông tin không đầy đủ. Nhờ những trải nghiệm, nó tự tích lũy được kinh nghiệm sống, đưa ra quy luật để tồn tại và duy trì nòi giống. Khả năng cảm nhận ấy là bản chất thật trong năng lực tự phát triển của con người. Từ khả năng ấy, loài người mới có được dự báo, nhà tiên tri, người dẫn dắt đưa loài người tiến lên những trang sử mới.

Tuy nhiên, cơ thể ấy cũng khác động thực vật. Nó có cấu tạo bộ não vô cùng thông minh. Có khả năng tự học, tự thấy, tự phát triển, biến đổi cải tạo vật chất. Từ đó tự thay đổi chất lượng cuộc sống chính mình. Khác với động thực vật chỉ trải nghiệm mà không đưa ra được giải pháp để cải tiến chất lượng cuộc sống. Nhờ công cụ là bộ não nên khi một linh hồn tồn tại trên thân xác người mới được cơ hội làm chủ, thay đổi và chuyển hóa. Chỉ có loài người mới có khả năng nâng cao năng lực của bản thân chuyển hóa giác ngộ. Các trải nghiệm ở các thân xác khác, các dạng năng lượng khác không có công cụ là bộ não người. Sẽ không thể phân tích, giải quyết bản chất thật vấn đề đó.

Tại sao giấc ngủ lại quan trọng-Nguyên nhân và cách phòng chống rối loạn giấc ngủ
Tại sao giấc ngủ lại quan trọng-Nguyên nhân và cách phòng chống rối loạn giấc ngủ
Tham khảo thêm: Trầm cảm và cách chữa trị trầm cảm

Giải thích thêm

Bạn có thể hiểu một cách đơn giản những gì Long viết lý thuyết trên như thế này

Từ thời xa xưa, mỗi khi người ta thấy kiến lũ lượt tha nhau rời khỏi tổ y như rằng sau đó thời tiết có sự thay đổi, nhất là khi có mưa bão. Hay như ông bà ta có câu ca dao tục ngữ: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. Bay cao thì nắng bay vừa thì dâm”.

Những điều trên chứng minh được năng lực cảm nhận dự báo của các loài vật. Ở con người chúng ta cũng có những năng lực nêu trên. Như người thân bạn sắp ra đi bạn cảm thấy khó chịu, kỳ lạ. Hay như con có chuyện mẹ cảm thấy không yên…. Tất cả đều là năng lực sinh tồn, là cảm tính của sinh vật. Nhưng chỉ có loài người có năng lực suy nghĩ, tính toán và thay đổi được vận mệnh thôi.

Với các dạng tồn tại khác, trong Phật giáo có chia làm 6 giới. Trong đó, atula, người trời có chút thần thông được hưởng phúc do tích phúc từ trước. Nhưng cũng không có bộ não người (suy nghĩ, tính toán, tiếp nhận các thông tin sử lý) nên chỉ cần làm việc xấu phúc tiêu lại quay lại kiếp thấp kém hơn.

Nên khi sinh ra thân xác là người, linh hồn ấy chọn bài học: chuyển hóa cảm xúc đón nhận năng lượng tình yêu thuần khiết hiểu biết bản chất thật của sự thật (trí tuệ) rồi giác ngộ bản thể (bản chất thật của tổng thể).

Tham khảo thêm: Nghiệp là gì? tại sao người ta sợ tạo ra nghiệp

Và giấc ngủ chính là cách cân bằng giữa 2 cái trên: bộ não và cảm nhận của con người. Bộ não là công cụ quan trọng để con người hiểu về trí tuệ. Cảm nhận là nền tảng để con người chuyển hóa đón nhận tình yêu thuần khiết.

Trong giấc ngủ, bộ não được thư giãn 1 phần và nghỉ ngơi 1 phần. Phần còn lại của não bộ sẽ kết nối với trung tâm năng lượng của vũ trụ thông qua tuyến tùng và tuyến yên. Hoạt động chuyển hóa chữa lành, nhận thức ra những điều bản chất hay sáng tạo ra những điều mới đến từ đây.

Giấc mơ là một trong những công cụ tuyệt vời giúp con người ý thức được những điều không tưởng này. Thông qua giải mã giấc mơ, con người ta hiểu được cấu trúc nội tâm cảm xúc bản thân mình. Người ta cũng có thể thấu hiểu được quá khứ, tiền kiếp từ giấc mơ. Giấc mơ cũng là cách con người kết nối với tương lai. Giấc mơ có vai trò quan trọng trong việc giải mã nghiệp và số phận cũng như định hướng cho người. 

Hiểu mình thông qua ngủ là cách hiện tại Long đang áp dụng. Long đã dùng các giấc mơ, ghi nhớ và cảm nhận để giải mã nó. Long cũng dùng giấc mơ để kết nối bản thân với vũ trụ. Thấu hiểu các thông điệp, các cách trị liệu chữa lành vết thương bằng các công cụ Long giúp cho người. Tất cả các thiên tài thật ra cũng chỉ là con người do họ áp dụng triệt để giấc mơ, ý nghĩa thật của công cụ não bộ mà thành thiên tài thôi. Nên khi ngủ sâu là 1 cách đơn giản bạn kết nối thành thiên tài :)) 

Dấu hiệu cho một giấc ngủ tốt

Có 4 dấu hiệu biểu hiện cho một giấc ngủ sâu và có cải thiện. Đó là

Bạn dễ dàng bước vào giấc ngủ sau vài giây hoặc vài phút. Dấu hiệu này cho bạn biết cơ thể của bạn dễ dàng rơi vào trạng thái thư giãn, cân bằng khi đến giờ theo đồng hồ sinh học. Đây là dấu hiệu quan trọng nhất để bạn bắt đầu một giấc ngủ chất lượng. Những người phải nằm trằn chọc rất lâu mới rơi vào giấc ngủ biểu hiện những cảm xúc suy nghĩ trong họ đang còn nhiều điều cần giải quyết. Họ khó có thể thư giãn được. Họ khó có thể ngừng nghĩ và ngừng suy diễn, cảm nhận. Các bài tập thư giãn massage, bài tập thở bụng luân phiên giúp bạn kích hoạt lại hệ thần kinh phó giao cảm. Lúc đó, bạn dễ rơi vào giấc ngủ hơn

Trong khi ngủ bạn không có ngáy. Bạn sẽ để ý một điều sau: chỉ có người lớn ngủ mới ngáy to chứ trẻ nhỏ ngủ gần như không có ngáy. Ngáy là hiện tượng khí bị kẹt lại ở phần ngực và cổ họng khiến cho hơi thở lên xuống khó khăn và tạo ra âm thanh. Bạn cần thay đổi lại tư thế nằm, thay đổi lại chế độ ngủ, phòng ngủ thông thoáng đủ khí và hít thở sâu thư giãn trước khi ngủ để giảm thiểu tiếng ngáy khi ngủ.

Trong khi ngủ, bạn sẽ không gặp các giấc mơ xấu, giấc mơ khiến bạn giật mình thức giấc sợ hãi. Nếu có mơ, đó là những giấc mơ nhẹ nhàng mang thông điệp sâu sắc thể hiện tâm sinh lý cơ thể bạn hiện tại. Sáng thức dậy, bạn vẫn nhớ giấc mơ đó và dễ dàng giải mã thông điệp của giấc mơ. Trong giấc ngủ, bạn cũng không bị thức giấc giữa chừng. Nếu có, nó là khoảng thời gian ngắn và dễ dàng ngủ lại được. Dần dần, khoảng thời gian thức giấc giữa chừng không còn nữa.

Tham khảo thêm: Bí quyết cân bằng cuộc sống công việc & gia đình đơn giản tại nhà

Sáng thức dậy dễ dàng, không có cảm giác mệt mỏi uể oải. Bạn dễ dàng thức dậy và làm việc dù giấc ngủ tối qua chỉ là 30 phút hay 1 tiếng. Cơ thể nhẹ nhàng linh hoạt, đầu óc tỉnh táo minh mẫn. Những dấu hiệu này biểu hiện cho bạn có một giấc ngủ phục hồi và không có tình trạng ngưng thở trong lúc ngủ. Hãy để ý đến điều này bằng thay đổi chế độ nằm ngủ, hít thở sâu trước ngủ và massage thư giãn thường xuyên.

Cách trị liệu chuyên sâu cho giấc ngủ

Nếu bạn chỉ thi thoảng mất ngủ hoặc triệu chứng mất ngủ chưa trầm trọng sâu. Thì những cách giới thiệu dưới đây sẽ hữu ích với bạn

Thư giãn và massage

Hãy tắt nguồn các thiết bị điện tử. Các thiết bị gây sóng làm nhiễm sóng não khiến bạn khó ngủ. Bạn cần nằm trước khi ngủ tầm 20-30 phút. Dán chặt lưng về sàn (link hướng dẫn ở cuối bài viết). Thư giãn và làm massage nhẹ nhàng cho toàn bộ vùng mặt, 2 bên ngực. Bạn có thể chườm ấm toàn bộ ngực, bụng và dọc cột sống lưng. Cách làm ấm cơ thể như trên cũng giúp thần kinh phó giao cảm được kích hoạt và đưa cơ thể vào thư giãn sâu.

Tại sao giấc ngủ lại quan trọng-Nguyên nhân và cách phòng chống rối loạn giấc ngủ
Tại sao giấc ngủ lại quan trọng-Nguyên nhân và cách phòng chống rối loạn giấc ngủ

Hít thở bụng hoặc luân phiên

Sau khi thư giãn và massage bạn hãy tập thở bụng hoặc luân phiên. Link bài viết về thở bụng ở đây. Link bài viết và hướng dẫn thở luân phiên ở đây

Nếu bạn bị mất ngủ lâu năm hoặc phải dùng thuốc ngủ mới ngủ được. Hãy thực hiện cho Long các bước sau đây 

B1: Xác định rõ mình mất ngủ do tim hay do gan. Nếu bạn học hoặc biết ai về đông y hãy thăm khám họ. Hoặc có 1 cách rất đơn giản là bạn nhìn trên trán phía bên trái (1.3) của bạn nếu có những dấu hiệu bất thường không. Nếu có thì mất ngủ do tim. Một cách đơn giản nữa là nếu cơ thể bạn thấy bức dứt khó ngủ, cảm thấy thao thức thì thường đó là do gan. Còn cơ thể bạn rất buồn ngủ mà không ngủ được. Thấy cơ thể hồi hộp lo lắng bất yên thì đấy là do tim. Thường mất ngủ do tim sẽ là triệu chứng tức thời. Còn dài hạn thường là do gan gây mất ngủ.

Tham khảo thêm: Bạn đang thở bụng hay ngực? Đâu là cách thở đúng

B2: Khi biết do tim hay do gan rồi thì sẽ đưa phương pháp trị liệu phuc hồi cho tim gan. Có một mẹo nhỏ Long nhận ra trong quá trình làm trị liệu mất ngủ là: bạn cứ tập trung chăm sóc gan thật tốt. Làm cho gan khỏe lên thì tim cũng sẽ được hưởng lây kết quả. Cách chăm sóc gan gồm

  • Ngủ sớm đủ giấc. 11h đã cần rơi vào giấc ngủ sâu. Với người khó ngủ nên lên giường và tắt sạch đèn từ 10h15 nằm hít thở và massage. Hãy bỏ tắt tất cả các thiết bị phát ánh sáng xanh. Dậy sau 5h sáng. Khi thức dậy không ra ngoài trời lạnh. Chỉ có ở trong nhà khi nào có mặt trời mới ra ngoài. 
  • Ngủ trưa hoặc nghỉ ngơi thư giãn hoặc thiền ít nhất 30 phút khung giờ 11h-13h. Đây la thời gian để phục hồi cho tim. Bạn có thể ngủ trước rồi ăn sau trong khung giờ trên. 
  • Tập các bài massage trị liệu, các bài khí công cho gan và tim. Các bài tập yoga tối ưu về hơi thở, sự thư giãn cân bằng thần kinh cũng rất tốt. Các bạn có thể hỏi các HLV chuyên trị liệu tìm bài tập phù hợp cho mình. Cá nhân Long rất thích bài massage thư giãn cho toàn cơ thể. Long để link video hướng dẫn ở dưới bài viết
  • Tiếp theo là bài chườm nóng cho toàn bộ ngực và vùng bụng 

Các bài tập trên làm thường xuyên hàng ngày.  Nên tập ban ngày 

B3 Tập bài massage và hít thở sâu luân phiên hoặc bụng. 

Cách nằm gối ngủ để đưa giấc ngủ vào sâu

Các bạn nên tập thói quen nằm ngủ dùng gối. Tùy thuộc vào cảm nhận của cơ thể mà gối sẽ cao hoặc thấp theo kích thước khác nhau.

Đảm bảo khi nằm gối, chiều dài của gối bằng từ đỉnh vai bên trái sang đỉnh vai bên phải. Điều này giúp cho viêc khi nằm bạn xoay đầu không bị lệch cơ cổ. Chiều rộng của gối bằng từ cổ đến đỉnh đầu. Nó giúp cho toàn bộ cổ, đầu của bạn được nằm chắc chắn trên gối. Khi đó sẽ không có chấn thương đau vai cổ gáy cấp tính vào buổi sáng.

Khi nằm ngủ, hãy để cổ hướng về ngực. Nói đơn giản là 2 điểm nhô lên sau đầu bạn không bị đổ ra sau. Khi đó, cột sống cổ của bạn sẽ được thả lỏng, đưa về trung lập và được nâng đỡ tránh chấn thương lâu dài. Lúc ngủ để cơ thể không rơi vào tình trạng bị khó thở, nín thở lâu bạn nên tập dán lưng chắc chắn về sàn. Video hướng dẫn cách dán lưng ở cuối bài viết  

Âm thanh trong trị liệu cho giấc ngủ

Một trong những yếu tố khiến bạn khó vào giấc ngủ là cảm xúc. Bạn đang có quá nhiều cảm xúc và suy nghĩ nên bộ não khó rơi vào trạng thái thư giãn để ngủ. Một cách khá hay và hiệu quả đó là nghe những bản nhạc chậm, hoặc thực hiện chuông xoay. Bạn có thể nhờ các chuyên gia về trị liệu chuông xoay giúp bạn điều này. 

Nếu không có điều kiện thực hành trị liệu chuông, những video nhạc không lời nhạc thư giãn cũng có ích lợi ít nhiều với bạn. Long có từng đưa lên web 1 bài viết về âm nhạc trong trị liệu thư giãn. Bạn có thể tham khảo lại. 

Tình trạng đột quỵ, ngưng thở trong giấc ngủ

Ở tây y người ta thấy tình trạng ngưng thở khi ngủ gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe. Còn đông y thì chỉ ra rằng giờ của phổi (3-5h sáng) là giờ quan trọng và dễ bị đột quỵ nhất. GIờ này kinh phế hoạt động mạnh nhất. Giờ mà máu và khí được đi khắp cơ thể để chuẩn bị cho ngày làm việc mới. Nếu giờ này cơ thể không ngủ sâu thì cả khí và huyết đều hư. Một năm cốt từ mùa xuân. Một ngày cốt từ giờ dần mà ra. Tình trạng cơ thể chuyển biến xấu cũng từ giờ này mà ra. 

Tại sao giấc ngủ lại quan trọng-Nguyên nhân và cách phòng chống rối loạn giấc ngủ
Tại sao giấc ngủ lại quan trọng-Nguyên nhân và cách phòng chống rối loạn giấc ngủ

Khi hiểu nguyên nhân, ta sẽ biết cách giải pháp. Đầu tiên là tư thế nằm khi ngủ. Các bạn cần dán được lưng cố định về sàn. Việc tạo thói quen nằm này sẽ tạo phản ứng có điều kiện giúp cột sống trung lập và đường hô hấp dễ thở hơn. Sau đó là tư thế nằm gối đã được nhắc ở trên. Lưu ý và thực hiện.

Các bài tập phục hồi cho tim và phổi (bài tập hỗ trợ phần thân trên) các bạn nên tập thường xuyên nếu thấy tình trạng khó ngủ, mất ngủ. Link 1 dạng chuỗi bài tập hỗ trợ phục hồi thân trên Long hướng dẫn để link cuối bài viết.  

Tham khảo thêm Trị liệu vấn đề liên quan đến phổi

Có một yếu tố quan trọng nữa gây ảnh hưởng đến cơ thể người khi ngủ là thói quen làm việc, sinh hoạt con người. Trong một bài viết về bí quyết cân bằng cuộc sống, công việc Long đã viết ra 1 lịch làm việc phù hợp cho con người. Bạn có thể tham khảo ứng dụng thêm cho bản thân. 

Giữa một xã hội có quá nhiều áp lực, việc mất ngủ khó ngủ là căn bệnh mà người dễ gặp. Nên bạn hãy học cách tự cân bằng cảm súc và suy nghĩ, cân bằng lý trí và trái tim. Phương pháp tập trị liệu của Long giúp ích được điều này. Nếu quan tâm hãy liên hệ Long hen 🙂 

Lời cuối bình an gửi đến bạn. Và đừng quên Long có khóa học 10 ngày trở thành chuyên gia chăm sóc sức khỏe bạn. Nơi bạn có kiến thức nền tảng cơ thể học để thay đổi hoàn toàn sức khỏe của chính bạn. Bạn sẽ trở thành chuyên gia cơ thể chính mình

Tham khảo thêm

Vai trò giấc ngủ theo góc nhìn đông y https://suckhoedoisong.vn/dong-y-va-chuyen-giac-ngu-16962583.htm

Link video dán lưng https://youtu.be/PRQYQ3MRo7Q

Video bài tập hỗ trợ phần thân trên https://youtu.be/9rGu3Y9_E6E

Video hướng dẫn về bài tập cho giấc ngủ sâu https://www.youtube.com/watch?v=PGDebuuVYk4

Video tư thế bào thai tốt cho giấc ngủ thực hành trước khi ngủ https://www.youtube.com/watch?v=m5byTg6wV-0

2 thoughts on “Tại sao giấc ngủ lại quan trọng-Nguyên nhân và cách phòng chống rối loạn giấc ngủ”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *